Mặc dù tuổi tác là yếu tố nguy cơ chính gây ra viêm khớp đầu gối tuy nhiên tình trạng này ngày càng xảy ra ở những người trẻ tuổi. Nguyên nhân gây ra có thể do di truyền, chấn thương hoặc nhiều nguyên nhân khác.  Việc điều trị ở người bị viêm khớp đầu gối thường tốn rất nhiều thời gian, tái đi tái lại nhiều lần. Vậy nguyên nhân phổ biến nào gây ra viêm khớp đầu gối và giải pháp nào nhằm giúp phòng ngừa, điều trị tình trạng này. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

Viêm khớp đầu gối là gì?

Viêm khớp đầu gối  thường được gọi là thoái hóa khớp, là một tình trạng trong đó lớp đệm giữa các sụn khớp bị mòn dần đi, khi vận động các khớp cọ sát vào nhau lâu dần dẫn đến tình trạng đau, sưng, cứng khớp, gây ảnh hưởng nhiều đến quá trình vận động và làm việc.

viem-khop-dau-goi

Đối tượng nào thường bị viêm khớp đầu gối

Viêm khớp gối là một loại viêm khớp phổ biến xảy ra ở người sau tuổi 45. Ngày càng tình trạng viêm khớp gối xảy ra nhiều ở người trẻ tuổi. Theo tổ chức viêm khớp Hoa Kỳ thì có hơn 27 triệu người ở Mỹ bị viêm xương khớp, trong đó số người bị viêm khớp gối nhiều nhất. Phụ nữ có nhiều khả năng bị viêm xương khớp nhiều hơn đàn ông.

Xem thêm: Tại sao phụ nữ dễ bị viêm xương khớp hơn đàn ông

Nguyên nhân gây viêm xương khớp đầu gối?

Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm xương khớp đầu gối là do tuổi tác, càng lớn tuổi sự tiết dịch khớp ngày càng ít đi làm khớp bị khô dần,  giảm sự ma sát giữa các khớp, làm cho khớp hoạt động không được trơn tru. Tuy nhiên một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm khớp gối ở người trẻ, đó là:

  • Cân nặng:  Ở người thừa cân thì việc trọng lượng cơ thể lớn sẽ làm tăng áp lực lên các khớp, đặc biệt là khớp đầu gối.
  • Di truyền: Các đột biến gen có thể làm cho một số người có nhiều khả năng bị viêm khớp đầu gối. Nó cũng có thể do sự bất thường di truyền trong hình dạng của xương bao quanh khớp.
  • Giới tính: Phụ nữ từ 55 tuổi trở lên có nhiều khả năng mắc bệnh viêm xương khớp đầu gối hơn nam giới.
  • Các tác động lên khớp lặp đi lặp lại:  Đây là nguyên nhân từ nghề nghiệp. Những công việc như bốc vác, làm công việc nặng nhọc thường có các hoạt động gây áp lực lên khớp như nâng, khuân vác các vật nặng, …
  • Bị mắc một số bệnh khác: Một số người bị rối loạn chuyển hóa nhất định, chẳng hạn như rối loạn trong chuyển hóa sắt hoặc dư thừa hormone tăng trưởng làm cho nguy cơ mắc viêm xương khớp tỉ lệ cao hơn người bình thường.

Các triệu chứng của viêm khớp đầu gối là gì?

Các triệu chứng viêm xương khớp đầu gối có thể bao gồm:

  • Cơn đau tăng lên khi hoạt động nhưng sẽ đỡ hơn một chút khi nghỉ ngơi
  • Sưng tấy, cảm giác nóng trong khớp
  • Cứng khớp gối, đặc biệt là vào buổi sáng hoặc khi ngồi một lúc
  • Tiếng kêu khớp răng rắc kèm cảm giác đau khi di chuyển

Xem thêm: Khớp kêu răng rắc, nguyên nhân từ đâu?

Viêm khớp đầu gối được chẩn đoán như thế nào?

Thông thường bác sĩ sẽ tìm hiểu lịch sử bệnh của người bệnh để đưa chuẩn đoán ban đầu. Để xác định chính xác mức độ viêm và thuộc dạng viêm khớp nào thì bác sĩ sẽ cho thực hiện một số xét nghiệm bổ sung như:

  • Chụp X- Quang để cho thấy sự tổn thương tại vị trí xương và sụn, cũng như xem có sự hình thành của gai xương.
  • Quét cộng hưởng từ MRI: Quét MRI được yêu cầu khi chụp X-Quang không thấy rõ khớp bị tổn thương. Các bác sĩ có thể sử dụng xét nghiệm máu để loại khả năng đau do viêm khớp dạng thấp – Một loại viêm khớp do rối loạn trong hệ thống miễn dịch.

Các giải pháp điều trị viêm khớp đầu gối hiện nay

Mục tiêu chính của điều trị viêm xương khớp đầu gối là giảm tình trạng đau nhức và giúp quá trình vận động trở lại bình thường. Một số liệu pháp cũng như phương pháp giúp điều trị viêm khớp đang được sử dụng:

  • Giảm cân: Với những người thừa cân, béo phì cần thực hiện giảm cân để có thể làm giảm tình trạng đau đầu gối do viêm xương khớp.
  • Tập thể dục: Tăng cường tập các bài tập quanh đầu gối giúp khớp ổn định và giảm tình trạng đau.
  • Thuốc giảm đau và thuốc chống viêm: Đây là biện pháp tạm thời giúp làm vơi đi cảm giác đau nhức ở đầu gối, tuy nhiên về lâu dài thực sự không tốt cho người sử dụng và tình trạng viêm khớp có thể trở nên nặng hơn do không giải quyết được nguyên nhân gây ra viêm khớp đầu gối. Việc sử dụng các thuốc giảm đau có thể gây ra tình trạng lờn thuốc phải tăng liều gây ra nhiều tác dụng phụ.
  • Tiêm corticoid hoặc axit hyaluronic vào đầu gối. Corticoid là một thuốc kháng viêm thuộc nhóm steroid, acid Hyaluronic có trong các khớp đảm nhận vai trò như một loại chất lỏng bôi trơn.
    + Tiêm trực tiếp corticoid vào khớp là một thủ thuật đem lại hiệu quả giảm đau giảm viêm, chống cứng khớp nhanh nhưng chỉ có tác dụng nhất thời. Tuy nhiên tiêm corticoid trực tiếp vào khớp đầu gối có thể ảnh hưởng đến mô khớp, đặc biệt khi tiêm nhắc lại nhiều lần. Các tổn thương bao gồm: mỏng sụn khớp, yếu các dây chằng khớp.
    + Tiêm acit hyaluronic giúp làm cải thiện chức năng khớp, giảm đau. Acid hyaluronic làm ức chế thoái hóa sụn khớp do gia tăng hoạt tính của men tisue inhibitor metalloprotease (TIMP), kết khối các proteoglycan và tăng sinh tổng hợp của tế bào sụn khớp. Thuốc có hiệu quả tác dụng rõ rệt đối với bệnh nhân thoái hóa khớp trên nhiều mặt, đặc biệt là cải thiện chức năng khớp.
  •  Phương pháp điều trị thay thế:
    Một số liệu pháp thay thế bao gồm các loại kem bôi với hoạt chất giúp giảm đau, châm cứu hoặc bổ sung các dưỡng chất cho khớp bao gồm glucosamine và chondroitin, collagen loại 2 giúp tăng chất nhờn cho khớp.
  • Sử dụng các thảo dược: Một số thảo dược có tác dụng chống viêm, giảm đau nhờ hoạt chất bên trong của nó như: Nhũ hương ấn độ, bằng lăng, đậu mèo rừng, …
  • Vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu thực hiện các bài tập giúp tăng cường cơ bắp và tăng tính linh hoạt trong khớp.  Sử dụng kết hợp giữa sử dụng thuốc và liệu pháp vật lý trị liệu giúp hiệu quả điều trị nhanh và cho kết quả phục hồi tốt hơn.
  • Phẫu thuật. Khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả, phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng bác sĩ chỉ định.

Healthy Joint – Giải pháp hỗ trợ điều trị tự nhiên cho người đau nhức xương khớp, viêm khớp, thoái hóa khớp

Các phương pháp điều trị hiện nay đều tập trung vào việc giúp giảm đau, hỗ trợ cho bệnh nhân hồi phục các chấn thương một cách từ từ. Một trong những giải pháp được nhiều bác sĩ hiện nay sử dụng là kết hợp điều trị đông y (đi từ gốc rễ của căn bệnh)  với vật lý trị liệu.

Healthy Joint là sản phẩm chiết xuất từ thảo dược: nhũ hương Ấn độ và đậu mèo rừng; hoạt chất chính trong nhũ hương Ấn độ là Acid Boswellic đã được chứng minh giúp giảm đau, kháng viêm và tái tạo chất sụn tại các vị trí khớp xương. Hoạt chất L- Dopa có trong Đậu mèo rừng hoạt động như một chất giảm đau tự nhiên mà không mang lại tác dụng phụ.

Healthy Joint thích hợp sử dụng cho những người có các vấn đề về đau nhức xương khớp, người thoái hóa khớp, viêm khớp, đau dây thần kinh.

viem-khop-dau-goi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hỗ trợ điều trị viêm khớp, thoái hoá khớp, thoái hoá cột sống (Made in USA)

Nguyên nhân gây ra đau mỏi vai gáy và giải pháp điều trị

Đau thần kinh tọa: Nỗi khổ ai mắc mới hiểu

Hotline: ‭093.131.6595
Hotline: ‭‭093.131.6595