Đau vai gáy là một trong những bệnh lý cột sống cổ, gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và làm việc. Nó không chỉ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu mà đau vai gáy còn dấu hiệu báo hiệu cho những bệnh xương khớp khác như: thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cổ,… Bệnh đau vai gáy thường gặp ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt người có tuổi, đau vai gáy ngày càng có xu hướng trẻ hóa.
Cùng TeresaHerbs tìm hiểu về đâu là nguyên nhân gây bệnh và các biện pháp giúp phòng tránh cũng như hạn chế tình trạng đau vai gáy xảy ra qua bài viết dưới đây.
Mục lục nội dung chính:
Nội dung chính bài viết
- Triệu chứng của đau vai gáy
- Nguyên nhân gây ra đau vai gáy là gì?
- Đối tượng nguy cơ dễ mắc bệnh
- Hướng điều trị và thay đổi lối sống
- Phòng tránh đau mỏi vai gáy
1.Triệu chứng đau mỏi vai gáy
Triệu chứng đau vai gáy có thể xuất hiện trong thời gian ngắn hoặc kéo dài nhiều ngày. Trong một số trường hợp tình trạng đau vai gáy có thể diễn ra trong nhiều tháng, làm giảm sút khả năng vận động của người bệnh.
Các cơn đau mỏi vai gáy có các đặc điểm sau:
- Cơn đau thường xuất hiện sau khi ngủ dậy hoặc sau khi làm việc nặng, ngồi quá lâu trên bàn làm việc với cùng 1 tư thế.
- Mức độ đau sẽ càng tăng khi người bệnh đi đứng, ngồi lâu, ho, hắt hơi, vận động cổ.
- Triệu chứng đau có thể tăng lên khi thời tiết thay đổi.
Trong các trường hợp đau vai gáy nặng, các cơn đau có thể lan xuống cả bả vai, làm cánh tay, cẳng tay bị tê mỏi, khó chịu. Một vài trường hợp, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng chóng mặt, ù tai, hoa mắt, ….
Các triệu chứng đau vai gáy kéo dài làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh, nên đến các chuyên khoa thăm khám để tìm ra nguyên nhân và chữa trị kịp thời.
2. Nguyên nhân gây ra đau mỏi vai gáy
Có thể chia nguyên nhân gây ra tình trạng đau mỏi vai gáy ra làm 3 nguyên nhân chính:
#Nguyên nhân cơ học:
- Tập luyện quá sức: Nếu bạn tập luyện quá sức hoặc thực hiện động tác không đúng kỹ thuật thì rất dễ gây ra những cơn đau mỏi vai gáy. Chấn thương trong quá trình tập luyện cũng làm cho các dây chằng, gân, đốt sống bị tổn thương. Điều này gián tiếp gây nên những đau nhức cổ, bả vai, …
- Tính chất công việc: Ngồi quá lâu ở một tư thế (nhân viên văn phòng, lái xe, …) khiến các cơ ở vùng cổ và bả vai bị chèn ép, gây đau tình trạng đau mỏi.
- Sinh hoạt sai tư thế: Thói quen gục trên bàn, nằm ngủ không trở mình, nghiêng đầu về 1 bên hoặc dùng gối quá cao… ảnh hưởng đến quá trình cung cấp oxy cho các tế bào cơ. Khi cơ không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết thì các vùng cổ, vai, gáy bị đau nhức.
- Ngồi phòng điều hòa, trước quạt, tắm đêm bằng nước lạnh cơ thể nhiễm lạnh, khí huyết ngưng trệ. Tình trạng này kéo dài làm dây thần kinh bị tổn thương, khiến các triệu chứng nhức mỏi vai gáy này càng nặng hơn.
#Rối loạn chức năng thần kinh:
Các dây thần kinh vùng vai gáy bị kéo dãn, hoặc kéo căng quá mức có thể gây ra sự rối loạn chức năng dây thần kinh khu vực này. Đây cũng là nguyên nhân thường gặp gây ra các cơn đau mỏi vai gáy
#Các bệnh lý xương khớp:
Đau vai gáy có thể là dấu hiệu cảnh báo về các bệnh lý xương khớp như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, vôi hóa cột sống, …
Xem thêm: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị thoát vị đĩa đệm
3. Đối tượng có nguy cơ bị đau vai gáy
Những người có nguy cơ bị đau vai gáy:
- Người làm việc văn phòng (đánh máy tính, cúi đọc văn bản,..), lái xe,
- Người lao động nặng quá sức (bê vác nặng nhọc), làm việc sai tư thế trong thời gian dài.
- Người mắc các bệnh thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, lao, ung thư vùng cổ…
- Người lớn tuổi khi các cơ xương khớp bị thoái hóa dần
4. Hướng điều trị trong đau mỏi vai gáy
Khi bị đau mỏi cổ vai gáy nên đi khám để các bác sĩ chuyên khoa tìm ra nguyên nhân, xác định xem có hiện tượng chèn ép gây tổn thương dây thần kinh hay không. Cùng với đó các bác sĩ sẽ đánh giá mức độ bệnh nặng hay nhẹ, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Với những người có triệu chứng đau mỏi vùng vai gáy do thiếu máu hoặc cơ ở vùng cổ, vai bị co cứng, có thể thực hiện các động tác dưới đây để hạn chế tình trạng đau:
- Vận động xoay cổ nhẹ nhàng cùng với xoa bóp nhẹ nhàng vùng cổ từ 10-15 phút, việc này giúp máu lưu thông, cơ được giãn ra.
- Chườm nước ấm vùng cổ vai hoặc sử dụng các máy mat-xa giúp mạch máu vùng vai gáy được lưu thông.
- Hạn chế ngồi trước quạt, máy điều hòa vì nó có thể làm cho các cơ bị co cứng và đau nhiều hơn
Thuốc giảm đau cấp tính
- Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm như: Paracetamol, Ibuprofen, Diclofenac,…
- Sử dụng miếng dán giảm đau, vì nó có chứa chất chống viêm non-steroid dưới dạng thấm qua da là Methyl Salicylat.
- Bác sĩ cũng có thể cho sử dụng thuốc giãn cơ như Decontractyl để chống các cơ co thắt quá mức, thông qua đó cũng làm giảm đau.
- Các vitamin nhóm B như Vitamin B1, B6, B12 có tác dụng làm tăng dẫn truyền thần kinh, cũng có thể được sử dụng
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu chữa đau vai gáy là phương pháp chữa bệnh bằng cách sử dụng tác nhân vật lý tự nhiên hay nhân tạo, tác động vào vùng vai gáy đang bị tổn thương. Đây là giải pháp điều trị được đánh giá cao vì nó giúp giảm thiểu biến chứng, hạn chế bệnh tái phát.
Một số phương pháp vật lý trị liệu thường được sử dụng như:
– Xoa bóp, bấm huyệt: Là phương pháp điều trị bệnh đau nhức vai gáy được nhiều người áp dụng. Phương pháp bấm huyệt chủ yếu dùng lực từ bàn tay, ngón tay tác động lên các huyệt đạo vùng vai lưng, cổ để giúp máu được lưu thông tốt hơn, khiến người bệnh cảm thấy thư giãn, giảm đau nhức và điều trị bệnh hiệu quả.
– Châm cứu: Đây là một trong những phương pháp chữa đau nhức xương khớp lâu đời mang lại hiệu quả cao. Bác sĩ sẽ sử dụng kim châm tác động vào các huyệt vị giúp lưu thông khí huyết, giảm sự co thắt cơ gây đau nhức.
– Nhiệt trị liệu: Sử dụng nguồn nhiệt nóng giúp nâng cao tuần hoàn, dinh dưỡng tại chỗ, giảm đau, chống viêm cho người bệnh.
– Sử dụng sóng ngắn: Sử dụng sóng âm tạo nhiệt nóng ở sâu bên trong, tăng cường chuyển hóa, giảm phù nề, chống viêm, giảm triệu chứng đau mỏi vai gáy.
Sử dụng thảo dược giúp hỗ trợ đau vai gáy
Các bài thuốc từ thảo dược đang được nhiều người ưa chuộng vì tính an toàn cũng như công dụng điều trị của nó. Một số thảo dược giúp hỗ trợ giảm tình trạng đau nhức trong đau vai gáy như Nhũ hương Ấn Độ, Đậu mèo rừng, cây Đinh lăng, …
5. Giải pháp phòng tránh bệnh đau vai gáy
- Mọi người nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, nên lựa chọn các bài tập phù hợp với mình.
- Cần có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Nên vận động, nghỉ giải lao khi phải ngồi lâu.
- Khi ngồi đọc sách, học bài hay đánh máy cần giữ cho cổ luôn thẳng, không cúi gập cổ quá lâu, cần tránh tình trạng ngồi sai tư thế.
- Trong chế độ ăn uống hàng ngày cần ăn đủ chất và bổ sung một số khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như canxi, kali, các vitamin nhóm B, C, E,…
Healthy Joint Teresa Herbs – Chiết xuất từ Nhũ hương Ấn độ và Đậu mèo rừng giúp hỗ trợ điều trị bệnh đau khớp, đau lưng, đau vai gáy, đau cơ, bong gân, dây chằng và dây thần kinh
Địa chỉ: Số 14, Đường 73, P. Tân Phong, Q. 7, HCM
SĐT: 028 665 33667
Hotline: 093131 6595
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM