Gan là một cơ quan cực kỳ quan trọng của cơ thể, vì nó thực hiện hơn 500 chức năng khác nhau. Ngoài việc lưu trữ và giải phóng năng lượng từ thực phẩm, gan còn hoạt động như bộ lọc tự nhiên của cơ thể. Gan đảm nhiệm chức năng lọc máu, bài tiết độc tố, thanh lọc cơ thể.
Nhịp sống hiện đại nhiều lo toan cùng với môi trường ô nhiễm, lối sống không khoa học, thực phẩm bẩn làm cho lá gan ngày càng làm việc nhiều để đào thải độc tố, dẫn tới gan bị tổn thương, suy giảm chức năng. Việc bổ sung các thảo dược giúp tăng cường chức năng gan, thải độc gan là việc cần thiết nhằm giúp lá gan khỏe mạnh cùng với làm việc hiệu quả. Một số thảo dược được nhiều người biết tới có công dụng giúp giải độc gan, tăng cường chức năng gan. Cùng tìm hiểu Top 5 thảo dược hàng đầu giúp giải độc gan, tăng cường chức năng gan dưới đây:
Top 5 thảo dược giúp giải độc gan, tăng cường chức năng gan
Nội dung chính bài viết
Cây Kế sữa
Cây kế sữa tên khoa học là Silybum marianum, là một loại dược liệu mọc phổ biến ở các nước khí hậu ôn đới. Cây kế sữa được sử dụng như là một loại thảo dược để điều trị các bệnh về gan và túi mật.
Thành phần hoạt tính có trong cây kế sữa được gọi chung là Silymarin. Hợp chất này có đặc tính chống oxy hóa, kháng vi-rút và chống viêm. Hợp chất silymarin giúp giữ cho độc tố trong máu không bám vào tế bào gan, giúp giải độc cho gan và trung hòa các gốc tự do.
Các nghiên cứu về kế sữa và sức khỏe gan cho thấy silymarin giúp giảm viêm và thúc đẩy sửa chữa tế bào, từ đó giúp giảm bớt các triệu chứng do các bệnh về gan như vàng da, xơ gan, ung thư gan, bệnh gan nhiễm mỡ.
Hiện nay, silymarin đang được ghi nhận tốt khi điều trị một loại ngộ độc nấm nhất định. Như nấm Amanita phalloides còn được gọi là nấm tử thần và nấm này là nguyên nhân cho cho hầu hết các trường hợp tử vong do ăn nấm trên toàn thế giới mỗi năm. Ăn Amanita phalloides có thể dẫn đến tổn thương gan và thậm chí suy gan và khi được điều trị bằng silymarin rất hữu ích, nhưng vẫn đang được tiếp tục thử nghiệm lâm sàng.
Diệp hạ châu (Cây chó đẻ)
Diệp hạ châu tên khoa học là Phyllanthus urinaria L, hay còn gọi là cây chó đẻ, chó đẻ răng cưa. Diệp hạ châu từ lâu đã được nhiều người biết tới với công dụng giúp bảo vệ gan, hỗ trợ trong điều trị viêm gan. Trong một nghiên cứu trên chuột, phyllanthus niruri (Diệp hạ châu) có thể giúp điều trị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và xơ vữa động mạch .
Những thử nghiệm lâm sàng trên trẻ em với bệnh viêm gan truyền nhiễm bằng một chế phẩm có Phyllanthus amarus của Ấn Độ đã cho kết quả nhiều hứa hẹn. Sau 30 ngày uống Diệp hạ châu (900mg/ngày) 50% những yếu tố lây truyền trong máu của virus viêm gan B (sinh kháng thể bề mặt của viêm gan B) đã mất đi. Bột Diệp hạ châu (Phyllanthus niruri) cho kết quả tốt với bệnh nhân viêm gan B khi uống 900 – 2.700mg trong 3 tháng liên tục.
Tại Việt Nam, khá nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng điều trị viêm gan của Diệp hạ châu đã được tiến hành, chẳng hạn: nhóm nghiên cứu của Lê Võ Định Tường (Học Viện Quân Y – 1990 – 1996) đã thành công với chế phẩm Hepamarin từ Phyllanthus amarus; nhóm nghiên cứu của Trần Danh Việt, Nguyễn Thượng Dong (Viện Dược Liệu) với bột Phyllanthin (2001).
Actiso
Actiso có tên khoa học là Cynara Scolymus, có nguồn gốc từ miền nam Châu Âu. Tại Việt Nam Actiso được trồng nhiều tại Sapa và Đà Lạt. Người ta thường sử dụng lá hoặc đế hoa không chỉ dùng làm thức ăn mà còn làm thuốc.
Hoạt chất chính của Actiso là Cynarine, ngoài ra trong actiso còn có inulin, inulinaza, tanin và các muối hữu cơ của các kim loại K, Ca, Magie, Na, … Actiso có tác dụng hạ cholesterol và ure trong máu, tạo mật, tăng tiết mật, lợi tiểu, bảo vệ gan chống độc, nhuận gan, nhuận tràng.
Người ta thường sử dụng actiso dưới dạng trà, viên nang chiết xuất, hoa actiso được dùng nhiều trong chế biến các món ăn.
Bồ công anh
Bồ công anh, tên khoa học là Taraxacum officinale, nó còn có tên gọi là bồ công anh lùn. Rễ bồ công anh từ lâu được coi là một loại thuốc bổ gan được sử dụng nhiều trong các bài thuốc y học cổ truyền.
Rễ bồ công anh chứa nhiều hoạt chất giúp kháng khuẩn, chống viêm và tăng cường đào thải các độc tố trong gan. Tính mát từ bồ công anh còn giúp thanh nhiệt cơ thể, hiệu quả trong việc giải độc gan.
Ngũ vị tử
Ngũ Vị Tử hay còn gọi là Ngũ vị tử Bắc (Schisandra chinensis), tên gọi khác là Sơn hoa tiêu, là ngũ mai tử, huyền cập là một vị thuốc thường thấy trong các bài thuốc Đông y. Theo Đông y, ngũ vị tử có vị chua, tính ôn; vào kinh phế và thận. Hạt của quả Ngũ vị tử chứa lignan, có tác dụng làm giảm tổn thương gan trong trường hợp viêm gan virus mãn tính.
Các hoạt chất trong Ngũ vị tử giúp cải thiện chức năng gan bằng cách kích thích các enzyme (protein làm tăng tốc độ phản ứng sinh hóa) trong gan và thúc đẩy tăng trưởng tế bào gan. Chiết xuất từ quả Ngũ vị tử làm giảm nồng độ của một loại enzyme gọi là glutamic-pyruvic transaminase (SGPT) ở những người bị viêm gan. Mức độ SGPT là một dấu hiệu cho tổn thương gan.
Hoạt chất sinh học Schisandrin C có hiệu quả chống lại tổn thương gan ở những người bị viêm gan cấp tính và mãn tính. Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) có thể là kết quả của nhiều bệnh gan, chẳng hạn như viêm gan và xơ gan.