Tìm đâu đòn bẩy sinh học của sức kháng bệnh?
Nội dung chính bài viết

Sức khoẻ quý hơn bạc vàng
“Nơi nào có bệnh, gần đó có cây thuốc”. Lịch sử đấu tranh vì sức khỏe của con người dù ở chân trời góc bể nào đều được tô đậm với màu xanh của cây thuốc. Trong số đó, vị thuốc này đã phổ cập trên khắp năm châu chính là Đông Trùng Hạ Thảo! Khó có dược liệu nào từ một thời huyền thoại này được liên tục nghiên cứu dược lý và phổ biến rộng rãi trên khắp mặt địa cầu cho bằng cây thuốc mùa đông ẩn thân với kiếp tầm gửi trong loài trùng, vào hạ vươn mình lột xác thành cây thuốc đa năng.
Tuy vậy, nếu tưởng tìm được đúng thuốc ắt hết bệnh thì lầm! Cũng như với bất cứ dược liệu nào khác, Đông Trùng Hạ Thảo tuy là thuốc quý nhưng nếu dùng sai cách thì thuốc tốt thành thuốc độc dễ như chơi!
Từ kết quả của hàng trăm công trình nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng, hiện không còn ai nghi ngờ về công năng đồng bộ trên chức năng tư duy, tuần hoàn, nội tiết, biến dưỡng, miễn dịch …của Đông Trùng Hạ Thảo. Không chỉ là biểu tượng của lá chắn kiên cường trong y học cổ truyền phương Đông, thầy thuốc ở phương Tây ắt hẳn phải có luận cứ khoa học vững chắc khi tán đồng về tác dụng dự phòng và chữa trị hội chứng mệt mỏi kinh niên (Chronic Fatigue Syndrome CFS) đang là nguy cơ của sức khỏe cộng đồng, sau khi các nhà nghiên cứu xác định vai trò quan trọng trong phác đồ điều trị các căn bệnh thời đại, từ cườm mắt cho đến tiểu đường, của Đông Trùng Hạ Thảo!
Đi xa hơn nữa, các nhà nghiên cứu y học đã từ lâu cảnh báo về tình trạng lão hóa trước tuổi do tác hại nhiều mặt giáp công của độc chất oxy-hóa ngoại lai từ môi trường ô nhiễm, nội sinh từ phế phẩm của rối loạn biến dưỡng. Đó cũng là lý do tại sao thầy thuốc coi trọng mục tiêu phòng bệnh hơn chữa bệnh đã từ nhiều thập niên đồng lòng trở về với phương án bảo vệ tế bào, đơn vị của sự sống, bằng cách vận dụng hoạt chất “kháng oxy-hóa” trong dược liệu thiên nhiên. Một trong các nhóm hoạt chất sinh học đã được xác minh tác dụng mài nhọn sức đề kháng để cơ thể sớm nhận diện bệnh nguyên và kịp thời phản ứng chính là thành phần chủ lực trong Đông Trùng Hạ Thảo.
Chiếc áo không làm nên thầy tu. Cho dù ngoại hình mang nét độc đáo đến thế nào những cây thuốc vẫn khó nên “thuốc” nếu không đảm bảo chất lượng trong quá trình nuôi trồng, thu hái, chế biến và bảo quản, từ chọn đúng giống, trồng theo đúng mô hình sinh học cho đến kỹ thuật ly trích hoạt chất. Nói thế không có nghĩa là tác dụng của cây thuốc hoàn toàn dựa lưng vào hoạt chất nào đó, như ginsenoside trong sâm, ganodermic trong linh chi, hay cordycepin trong Đông Trùng Hạ Thảo. Có một điều chắc hơn đinh đóng cột. Chỉ khi hàm lượng hoạt chất được bảo đảm ổn định trong thành phần thì thành phẩm mới chắc chắn không đi ngược với hiệu năng nguyên thủy của dược liệu.
Bấy nhiêu vẫn chưa đủ! Người bệnh không chỉ cần thuốc có hiệu quả. Sản phẩm đồng thời phải an toàn khi dùng dài lâu với tác dụng ổn định kéo dài. Thành phẩm sản xuất từ Đông Trùng Hạ Thảo, cho dù được tán hươu tán vượn khéo đến thế nào, vẫn khó nên thuốc nếu không chứng minh được tỷ lệ ổn định và cân đối của các hoạt chất trong thành phần và nhất là tác dụng đã được thử lửa trên thực tế qua thầy thuốc biên toa cho thuốc không vì … huê hồng, dùng thuốc không vì lời khuyên của … trình dược viên! Đó là lý do tại sao khi chọn “mặt hàng” để gửi “tiền thuốc” cần tham khảo bề dày uy tín của nhà sản xuất và kết quả nghiên cứu đủ sức thuyết phục đã được thực hiện nghiêm túc trên cơ tạng của người bệnh xứ mình, thay vì chỉ mượn kết quả đâu đó từ nước ngoài để mà mắt thiên hạ.

Đông Trùng Hạ Thảo Tây Tạng Teresa Herbs
Mách có chứng: Khó có bệnh nhân nào không thiếu máu sau hóa-xạ trị. Vận tốc hồi phục khả năng tân tạo huyết cầu là tiêu chí phản ánh trung thực sức kháng bệnh của mỗi bệnh nhân cá biệt. Ai càng mau hết thiếu máu càng có nhiều hy vọng tránh di căn. Kết quả kiểm nghiệm công thức huyết cầu sau đợt hóa xạ trị và định kỳ nhiều tháng sau đó của 2 nhóm bệnh nhân hậu ung thư cho thấy tác dụng hưng phấn tiến trình tạo huyết của tủy xương về tiến độ và số lượng được ghi nhận rõ rệt ở nhóm bệnh nhân được điều trị với Đông Trùng Hạ Thảo sinh học có hàm lượng Adenosin và Cordycepin ổn định, nếu so với nhóm đối chứng tuy cũng được điều trị với Đông Trùng Hạ Thảo nhưng ở dạng gọi là nguyên liệu thiên nhiên nhưng không rõ xuất xứ.
Nguồn: Trích từ cuốn Đông trùng hạ thảo- Khắc tinh của bệnh thời đại của Bác sĩ Lương Lễ Hoàng
Chuyên mục: Nấm dược liệu
Biên tập: Nguyễn Ngô Quốc Thái
>> Xem thêm:
Fucoidan là gì? Tác dụng của Fucoidan
Nấm Vân Chi trong việc điều trị COVID-19?
Xem thêm: Sản phẩm Đông trùng hạ thảo Teresa Herbs chiết xuất từ Đông trùng hạ thảo Tây Tạng
TIN LIÊN QUAN
#Teresa Herbs #Đông Trùng Hạ Thảo Teresa
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM