Công dụng của thảo dược thiên nhiên so với thuốc Tây Y

Sử dụng thuốc Tây quá nhiều khiến cơ thể gặp phải những tác dụng không mong muốn. Trong khi đó, một số loại thảo dược thiên nhiên lại có tác dụng rất tốt trong việc thay thế những liều thuốc Tây đang làm bạn mệt mỏi.

Thuốc Tây được xem là con dao 2 lưỡi

Những loại thuốc Tây Y thực ra là các loại hóa chất được tổng hợp lại. Những hóa chất này luôn luôn tồn tại hai mặt tác dụng:

Tác dụng có lợi: có thể điều trị bệnh cho bệnh nhân.

Tác dụng có hại: gây ra những tác dụng có hại không mong muốn cho bệnh nhân, điều này trong y học được gọi là tác dụng phụ.

Thuốc Tây Y càng đặc trị chuyên biệt thì tác dụng phụ càng nhiều, tiêu biểu như các loại thuốc lao, thuốc trị nấm, thuốc chống ung thư, ức chế miễn dịch…Việc sử dụng thuốc Tây một cách tùy ý sẽ mạng lại những tác dụng không tốt cho cơ thể

Thuốc Tây là con dao hai lưỡi

Việc sử dụng thuốc Tây lâu dài hay dùng quá nhiều đều là nguyên nhân làm cho các cơ quan trong cơ thể chúng ta chịu nhiều tác dụng không mong muốn. Gan và thận chính là những cơ quan có chức năng chuyển hóa và thải trừ các loại thuốc này sau khi đã hết tác dụng dược lý, và hai cơ quan này thường bị ảnh hưởng nhiều nhất dẫn đến việc chức năng của hai cơ quan này bị suy giảm đi.

Chính vì thế, nên đối với những bệnh nhân mắc những căn bệnh mãn tính, điều trị dài ngày với nhiều loại thuốc thì phải thật cẩn thận khi dùng thuốc. Phải tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và phải kiểm tra chức năng gan một cách định kỳ.

Xu hướng sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc thảo dược là do đâu?

Ít có ai trong đời không dùng các loại thuốc thảo dược dưới dạng này hoặc dạng khác. Dưới đây là một số công dụng khi sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc tự nhiên, được bào chế về sử dụng để phòng chữa bệnh tật.

Phải chăng, nhờ có nguồn gốc tự nhiên, cơ thể sống nói chung, con người nói riêng dễ dung nạp và hòa hợp và có những ưu điểm riêng. Chúng tôi nhận thấy thuốc có nguồn gốc tự nhiên có một số ưu điểm sau:

Hiệu quả tin cậy, ít tác dụng phụ:

•  Hầu hết các vị thuốc trong y học cổ truyền đã được sử dụng từ rất lâu, được trải nghiệm lâu đời. Bên cạnh các vị thuốc hay được mọi người sử dụng như: Kinh giới tuệ, Hoắc đởm hoàn, tạo giác thích, ba kích, linh chi … Phần lớn các bài thuốc này đều đã được sàng lọc qua nhiều thế hệ. Và các bài thuốc độc hại hay thiếu an toàn đều sẽ bị đào thải.

•  Vì có nguồn gốc từ thiên nhiên nên các vị thuốc này có tác hại rất thấp hoặc không có, có tác dụng tương đối bình hòa: chỉ cần sử dụng đúng quy cách thì sẽ đạt được hiệu quả rõ rệt. Nhiều vị thuốc có thể sử dụng trong một thời gian dài mà không gây độc hại cho cơ thể và không xuất hiện hiện tượng kháng thuốc. Đây chính là một trong những ưu điểm nổi bật của những vị thuốc có nguồn gốc thảo dược tự nhiên.

•  Nhiều bài thuốc không chỉ có tác dụng chữa bệnh mà còn giúp cân bằng lại âm dương. Ngoài công dụng chính là chữa những bệnh mạn tính, một số bài thuốc còn chữa được những căn bệnh cấp tính, nan y có hiệu quả cao. Nhiều bài thuốc gia truyền có tác dụng thần kỳ mà nền y học hiện nay cũng chưa thể giải thích được.

•  Với nền hóa dược phát triển như hiện nay, đi kèm với những thành tựu lớn lao, nhưng cũng tồn tại song song nhiều bất cập, khiến cho mọi người có xu hướng quay lại với các bài thuốc từ nguồn thảo dược thiên nhiên. Chính điều đó làm cho các nước trên thế giới đều muốn nền y học cổ truyền của mình phát triển hơn.

•  Hiện nay, các loại thực phẩm chức năng đều có nguồn gốc từ những loại thảo dược thiên nhiên cũng đang dần được mọi người ưa chuộng hơn.

Có sẵn trong tự nhiên

Các loại thảo dược dùng làm thuốc đều có sẵn trong tự nhiên, nhất là khi Việt Nam lại là quốc gia nhiệt đới nên các loại thảo dược này rất phong phú. Ngoài những kiến thức về y học cổ truyền được đào tạo, các kinh nghiệm và các bài thuốc gia truyền trong dân gian có ý nghĩa to lớn trong chăm sóc sức khỏe: “Thầy tại chỗ, thuốc tại chỗ”

 

Thiên nhiên quanh ta thảo dược rất phong phú

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng nhược điểm của các bài thuốc này khi sử dụng thì rất vất vả, không tiện như các loại thuốc Tây. Do đó, xu hướng kết hợp các loại thảo dược thiên nhiên kết hợp với công nghệ sản xuất hiện nay là việc cần thiết. Các bài thuốc được bào chế sẵn hay thuốc có dạng viên nén, viên nang có nguồn gốc thảo dược mang lại sự tiện dụng cho người dùng.

Phương pháp chiết xuất thảo dược hiện đại

Hiện nay, trong Đông y sử dụng rất nhiều phương pháp chiết xuất dược liệu khác nhau, nhưng dù là sử dụng phương pháp nào thì mục đích của chúng vẫn không thay đổi. Các phương pháp này đều nhằm biến đổi tính thiên nhiên của dược liệu thành những vị thuốc để phòng và trị bệnh.

Bỏ các tạp chất lẫn lộn trong dược liệu: tất cả các loại thảo dược sau khi được tiến hành thu hái và sơ chế qua bằng cách phơi khô hoặc sấy khô đều không tránh khỏi các nguy cơ bị ẩm mốc, sâu mọt do đó, cần có một phương pháp khác giúp loại bỏ các tạp chất gây hại này. Do đó, việc chiết xuất dược liệu chính là khâu quan trọng để loại bỏ chúng ra khỏi dược liệu, đảm bảo chất lượng dược liệu.

Để dễ thái miếng, dễ bảo quản, dễ tán ra bột hoặc dễ nấu cao để chế thành thuốc. Đây là những phương pháp chiết xuất phổ thông nhưng rất hiệu quả trong việc bảo quản dược liệu trong thời gian dài, không lo thiếu dược liệu đối với các loài thảo dược không thể thu hái quanh năm. Đặc biệt nó giúp quá trình bào chế thuốc thành phẩm được đơn giản và nhanh gọn hơn.

Bỏ bớt vài bộ phận không cần thiết của dược liệu và làm cho vị đó tinh khiết thêm lên. Ví dụ như mạch môn bỏ lõi, ngưu tất bỏ đầu giúp loại bỏ các phần thừa không có tác dụng dược tính để đảm bảo chất lượng dược liệu.

Thảo dược quen thuộc

Giảm bớt độc tính của dược liệu: các thảo dược như mã tiền, bán hạ, hoàng nàn… đều là những cây độc, tuy nhiên hàm lượng dược tính của chúng lại rất cao. Sau khi các thảo dược này qua bào chế loại bỏ các độc tố trong nó thì chúng lại là những dược liệu quý. Chính vì vậy việc bào chế dược liệu trong Đông y là rất quan trọng.

Thay đổi tính năng của vị thuốc bằng cách tẩm sao cho dễ tan vào nước để dễ đồng hóa, dễ thấm hút. Các vị thuốc như quy, hoàng bá, bạch thược… nếu muốn tăng tính năng của dược liệu thì người ta thường tẩm rượu. Đây cũng là một trong những phương pháp dân gian giúp tăng khả năng dược tính của dược liệu mà Đông y hiện nay vẫn đang sử dụng.

Để chiết xuất dược liệu đạt chuẩn yêu cầu về chất lượng dược tính thì ông Trần Gia Mô (1562) đời Minh có nói: bào chế cốt ở chỗ vừa chừng, non quá thì khó kiến hiệu, già quá thì mất khí vị”. Nhưng không phải ai cũng có thể đạt được độ chuẩn xác của việc bào chế dược liệu như việc thái nên dày hay nên mỏng, sao nên già hay non, cắt sao cho dược liệu không bị biến đổi dược tính.

Nhưng với công nghệ chiết xuất dược liệu hiện nay thì những tiêu chuẩn này lại trở nên rất đơn giản. Với hệ thống máy móc hiện đại được thực hiện bán tự động, áp dụng dây chuyền sản xuất tiên tiến, các sản phẩm dược liệu sau khi được chiết xuất đều giữ nguyên được 100% hàm lượng dược tính và đảm bảo đúng yêu cầu của từng phương pháp chiết xuất dược liệu.

Công nghệ chiết xuất có chọn lọc hoạt chất từ thảo dược

Thực tiễn hiện nay, tuy các loại dược liệu có chứa hàm lượng hoạt chất cao và nhiều lợi ích cho con người nhưng khi bào chế bằng công nghệ thấp dẫn tới thành phần dược tính thấp, thậm chí còn lẫn độc tố hay kim loại nặng gây ảnh hưởng tiêu cực.

Chính vì vậy, công nghệ chiết xuất chọn lọc hoạt chất thảo dược được nghiên cứu và phát triển đã trở thành bước đi đột phá trong phương pháp bào chế thuốc thảo dược trong y học hiện đại. Những ưu thế nổi trội từ công nghệ này phải kể đến bao gồm:

Công nghệ chiết xuất có chọn lọc hoạt chất từ thảo dược với nhiều ưu thế vượt trội

  • Đảm bảo hoạt chất được chiết xuất có dược tính cao, có lợi cho cơ thể, luôn đạt hàm lượng tiêu chuẩn do được áp dụng công nghệ cao trong chiết xuất.
  • Loại bỏ những tạp chất không có lợi, gây tác dụng phụ hay không cần thiết cho cơ thể giúp hạn chế rủi ro cho người dùng khi sử dụng thuốc hay dược phẩm.

Bên cạnh những đột phá về dược tính thuốc, công nghệ chiết xuất chọn lọc hoạt chất thảo dược còn đem tới nhiều ưu thế trong việc sử dụng điều trị hoặc hỗ trợ chữa nhiều bệnh lý, tốt cho sức khỏe mà lại an toàn, lành tính, không gây nên bất cứ tác dụng phụ nào đối với cơ thể. Đây là lý do vì sao công nghệ này được ví như bước nhảy vọt trong bào chế dược phẩm nói riêng và y học nói chung

Sưu tầm và biên tập: Ds. Quốc Thái

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Các loại thảo dược hỗ trợ trị tiểu đường, giúp ổn định đường huyết

“Ngũ Vị Tử”- Thuốc quý trong dân gian

Đậu mèo rừng (Mucuna pruriens): Những công dụng trong điều trị bệnh ít ai biết

 

Hotline: ‭093.131.6595
Hotline: ‭‭093.131.6595